Mượn chứng minh nhân dân của người khác làm hộ chiếu đi xuất khẩu lao động có bị phạt không?

CÂU HỎI

Chào Luật sư, Luật sư tư vấn giúp em trường hợp như sau:

Năm 2015 em sử dụng chứng minh nhân dân của người khác làm hộ chiếu để đi xuất khẩu lao động. Năm 2016 em bị trục xuất về nước. Năm 2019 em sử dụng chứng minh nhân dân của mình để làm hộ chiếu thật, lúc này họ phát hiện ra năm 2015 em làm hộ chiếu giả, nên họ không cấp hộ chiếu cho em. Trường hợp em làm giả hộ chiếu có bị gì không?

Cộng đồng luật - Chia sẻ kiến thức pháp luật

TRẢ LỜI TỪ LUẬT SƯ

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho tôi, đối với trường hợp của bạn, sau khi nghiên cứu và viện dẫn các quy định của pháp luật tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Đối với hành vi nêu trên thì bạn có thể bị xử phạt lên tới từ 30.000.000 đồng – 40.000.000đ, căn cứ theo:

Điểm a) Khoản 6 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Ngày 12/11/2013: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

“6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú;”

Tuy nhiên, trường hợp này cần xác định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

Đối với việc xử lý vi phạm hành chính về quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm, căn cứ theo:

Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

1.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:

Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với bạn sẽ là 02 năm, kể từ ngày bạn về nước sau thời hạn đi xuất khẩu lao động. Hết thời hạn này, bạn sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi này.

CHIA SẺ TỪ LUẬT SƯ NGUYỄN VĂN THÀNH
0989376528
 vanthanh1704.law@gmail.com
https://congdongluat.vn
https://www.facebook.com/congdongluat