Cưỡi ngựa đi giao hàng có vi phạm pháp luật?

Ngày Valentine vừa qua chắc hẳn mọi người đã nhận được những món quà xinh xắn. Bằng cách này hay cách khác họ sẽ đưa tới người thương của mình những món quà ý nghĩa. Có lẽ vì để giúp khách hàng tạo bất ngờ mà chàng giao hàng đã hóa hoàng tử cưỡi “bạch mã” để gửi món quà đến cô gái ấy vào ngày đặc biệt này. Vậy cưỡi ngựa đi giao hàng có vi phạm pháp luật?

1. Gia súc là phương tiện được lưu thông trên đường bộ?

Theo quy định của pháp luật thì các loại xe được loại xe được lưu thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Trong đó:

+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm: Xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

+ Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm: Xe đạp (kể cả xe đạp máy); xe xích lô; xe lăn dùng cho người khuyết tật; xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Phương tiện giao thông đường bộ
Phương tiện giao thông đường bộ

Ngựa có thể di chuyển trên đường nhưng phải là xe kéo từ ngựa và tùy thuộc vào đoạn đường đó có biển cấm sú.c vật hay không.

2. Mức phạt nào dành cho hành vi cưỡi ngựa giao hàng?

Đối với hành vi người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển súc vật vi phạm quy tắc đường bộ khi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt theo Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo các mức phạt từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng và phạt từ 100.000 đồng – 200.000 đồng đối với từng hành vi cụ thể.

Điều 10. Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị phạt theo các mức từ 60.000-100.000 và từ 100.000-200.000 đối với từng hành vi cụ thể.

Việc người giao hàng dùng ngựa để làm phương tiện trong trường hợp này đã bị xử phạt phạt hành chính về hành vi vi phạm: “Điều khiển súc vật đi vào phần đường của xe cơ giới” và “không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố” theo điểm d, điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;

d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;

Theo quy định của pháp luật thì người giao hàng này sẽ bị phạt tiền từ từ 60.000 đồng đến 100.000 với mỗi hành vi vi phạm của mình.

3. Hậu quả của việc cưỡi ngựa giao hàng lưu thông trên đường bộ

Việc điều khiển, dẫn dắt gia súc lưu thông trên đường bộ không đúng theo quy định của pháp luật sẽ gây ra những hậu quả khó lường, đặc biệt đối với TP. HCM – nơi có tình trạng giao thông đông đúc. Dễ dàng gây mất trật tự cho người tham gia giao thông, nhiều xe ô tô, gắn máy phải tấp vào lề để ngựa đi qua. Không ít người hiếu kỳ, tò mò dừng lại dùng điện thoại chụp ảnh, quay phim gây khó khăn cho những người khác khi lưu thông trên đường.
Đồng thời, nếu không đủ dụng cụ đựng chất thải hoặc không dọn sạch chất thải của gia súc khi thải ra đường, hè phố sẽ làm mất mỹ quan đô thị.
Vì thế người dân cần có ý thức cao và chấp hành tốt các quy định pháp luật khi tham gia giao thông. Trước hết là vì sự an toàn cho bản thân và sau đó là sự an toàn cho những người cùng tham gia giao thông. Để cùng nhau xây dựng nên văn hóa giao thông văn minh, tốt đẹp.

Luật sư Đổng Mây Hồng Trúng

CHIA SẺ TỪ LUẬT SƯ ĐỔNG MÂY HỒNG TRÚNG
0902.57.57.18
 hongtrunglawfirm@gmail.com
https://luathongtrung.com
https://www.facebook.com/luathongtrung